- Trước khi xây nhà cần chuẩn bị những gì?
- 1/ Ngân sách
- 2/ Trước khi xây nhà cần chuẩn bị những gì – Hồ sơ thiết kế
- 3/ Dự trù chi phí xây nhà
- 4/ Trước khi xây nhà cần chuẩn bị những gì – Chọn nhà thầu thi công
- 5/ Xem ngày
- 6/ Trước khi xây nhà cần chuẩn bị những gì – Tìm người giám sát riêng
- 7/ Thủ tục pháp lý
- 8/ Nói chuyện với hàng xóm
Trước khi xây nhà cần chuẩn bị những gì là câu hỏi mà những ai xây nhà lần đầu rất quan tâm. Bạn cũng đang có chung sự băn khoăn như thế? Theo dõi bài viết ngay sau đây!
Trước khi xây nhà cần chuẩn bị những gì?
1/ Ngân sách
Nguồn ảnh: Internet
Số tiền đầu tư hiện có là cơ sở để đơn vị thiết kế giúp bạn lựa chọn, cân nhắc phương án phù hợp. Do đó, bạn phải chủ động với khoản chi phí này. Louis khuyên các bạn: Đừng vay vốn quá nhiều, tiền lãi suất lớn sẽ làm bạn lo lắng, ảnh hưởng công việc, thậm chí, công trình có thể bị ngưng trệ.
Chủ động về chi phí là một trong những yếu tố giúp bạn có được không gian sống hạnh phúc thật sự. Hãy sẵn sàng trước khi bắt đầu lên kế hoạch xây dựng nhà nhé!
2/ Trước khi xây nhà cần chuẩn bị những gì – Hồ sơ thiết kế
Phối cảnh kiến trúc – một phần của hồ sơ thiết kế
Dự án: Mẫu biệt thự hiện đại Nhật Bản
Hồ sơ thiết kế rất quan trọng, nó được ví như tấm bản đồ chỉ dẫn cho quá trình thi công sau này. Hồ sơ càng chi tiết, rõ ràng thì quá trình thi công càng diễn ra thuận lợi.
Thông qua hồ sơ thiết kế, bạn mường tượng được không gian nhà mình trong tương lai như thế nào. Nhìn vào bản vẽ 3D, bạn cũng nhận ra điểm nào chưa đúng với ý định và nhu cầu sử dụng của mình để yêu cầu chỉnh sửa. Việc chỉnh sửa ở giai đoạn thiết kế dễ dàng và ít tốn kém chi phí hơn so với việc điều chỉnh ở giai đoạn thi công.
Đặc biệt, khi bạn lựa chọn công ty thiết kế xây dựng uy tín, đội ngũ KTS sẽ đề xuất các giải pháp thiết kế tận dụng không gian, thiết kế hợp phong thủy, tư vấn giúp bạn nên lựa chọn loại vật liệu gì hoặc bố trí phòng ốc như thế nào để đón nắng, đón gió, để tiện nghi nhất trong việc sinh hoạt…
Đương nhiên, việc chỉnh sửa phương án thiết kế là có, nhưng bạn nên thảo luận và đưa ra ý kiến thẳng thắn với KTS. Sau đó lắng nghe lời tư vấn của họ. Vì trong thiết kế xây dựng nhà, có những vấn đề bạn không thể lường trước được (nếu không phải là người trong nghề). Khi hai bên làm việc trên cơ sở tin tưởng, thấu hiểu nhau thì hồ sơ thiết kế cuối cùng sẽ tối ưu và thỏa mãn yêu cầu của bạn nhất.
Trước khi làm việc với công ty thiết kế, bạn có thể tìm hiểu trước về:
– Phong cách thiết kế hoặc kiểu mẫu nào đó bạn yêu thích:
Mỗi phong cách, một màu sắc. Mỗi phong cách, một nét đặc trưng riêng. Việc lựa chọn phong cách thiết kế cũng ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhà của bạn. Do đó, nếu bạn hỏi trước khi xây nhà cần chuẩn bị gì thì chúng tôi sẽ cân nhắc đến yếu tố phong cách thiết kế.
Hiện nay, có 3 Phong cách thiết kế được ưu ái đó là: Cổ điển, tân cổ điển, hiện đại.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm:
– Phong cách hiện đại là gì?
– Phong cách tân cổ điển là gì?
– Phong cách cổ điển là gì?
Hoặc bạn sưu tầm các mẫu nhà mà bạn cảm thấy thích ở trên mạng, trên tạp chí để buổi thảo luận đầu tiên với KTS diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
– Xác định nhu cầu sử dụng của gia đình
Nhà bạn có bao nhiêu người, sở thích mỗi người và nhu cầu về công năng cần đáp ứng như thế nào?
>> Chỉ có bạn là người hiểu rõ nhất. Hãy bàn bạc với gia đình mình thật kỹ và sau đó truyền tải những thông tin quý giá này cho đội ngũ thiết kế nhé. Bạn cung cấp nhiều thông tin thì phương án thiết kế sẽ sát với ý của bạn hơn và công năng sử dụng được đáp ứng trọn vẹn.
Nhờ thông tin bạn cung cấp sẽ giúp các KTS lên phương án mặt bằng công năng nhanh và chính xác hơn
Dự án: Biệt thự châu Âu cổ điển tại Nhà Bè
3/ Dự trù chi phí xây nhà
Ở phần đầu bài viết, chúng tôi đề cập ngân sách là điều đầu tiên phải cân nhắc cho câu hỏi: “Trước khi xây nhà cần chuẩn bị những gì?”. Từ ngân sách hiện có, KTS sẽ tư vấn cho bạn lựa chọn kiểu mẫu nhà, vật liệu… phù hợp. Nhưng đó không phải là chi phí xây nhà. Đó chỉ là căn cứ tạm thời để KTS lên phương án hợp lý nhất cho bạn.
Khi có hồ sơ thiết kế cuối cùng, bạn mới tính được chi phí xây nhà. Đương nhiên, con số này cũng không thể chính xác 100% được vì trong quá trình thi công sau này có thể có chi phí phát sinh.
Louis sẽ đưa ra công thức tính đơn giản để bạn có thể tự tính chi phí xây nhà gần đúng và qua đó, luôn chủ động với số vốn đầu tư của mình.
Công thức chung:
– Móng + Mái = 100%
– Các sàn giữa (n) = n x 100%
– Tổng diện tích = n x 100 + 100%
– Đơn giá thô ~ 3.2 triệu
– Đơn giá hoàn thiện ~ 2.5 triệu
=> Giá thô = Tổng diện tích x 3.2 triệu = Tổng thô
=> Giá hoàn thiện = Tổng diện tích x 2.5 triệu = Tổng hoàn thiện
=> Tổng giá đầu tư = Tổng thô + Tổng hoàn thiện
> Đến lúc này, bạn nhắm được chi phí hiện tại của mình có đủ để xây dựng thô và hoàn thiện nhà một cách trọn vẹn nhất hay không. Sự lựa chọn là ở bạn, nếu chưa đủ chi phí, hãy lùi thời gian xây dựng lại hoặc mượn bạn bè, người thân để kế hoạch xây dựng nhà được diễn ra đúng thời gian.
4/ Trước khi xây nhà cần chuẩn bị những gì – Chọn nhà thầu thi công
Muốn có không gian sống như ý, ngoài hồ sơ thiết kế tối ưu thì một quá trình thi công chất lượng rất quan trọng
Dự án: Thi công biệt thự tân cổ điển 3 tầng
Nhà thầu thi công là việc quan trọng tiếp theo bạn phải làm. Hồ sơ thiết kế dù có tối ưu như thế nào cũng chỉ là nét vẽ trên giấy, muốn biết được các giải pháp thiết kế có tối ưu hay không, cách khách quan nhất chính là cảm nhận bằng việc mỗi ngày sinh sống trong không gian ấy.
Và đương nhiên, để một phương án thiết kế xuất hiện “bằng xương bằng thịt” trên thực tế thì phải trải qua một giai đoạn thi công với nhiều công đoạn, công việc cần thực hiện.
Vì sao phải chọn nhà thầu uy tín? Vì:
– Quá trình thi công vẫn diễn ra nhưng công việc, thời gian chăm sóc gia đình của bạn không bị ảnh hưởng hay xáo trộn.
– Tất cả các công việc diễn ra trước – trong – sau thi công, bạn sẽ có người giải quyết chu đáo.
– Quá trình thi công đảm bảo chất lượng, bám sát hồ sơ thiết kế, đôi khi còn chỉn chu và đẹp hơn những gì bạn thấy trên hồ sơ thiết kế.
– Quá trình thi công diễn ra với kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến, nhà của bạn luôn bền vững và hạn chế tối đa việc chỉnh sửa về sau.
– Bạn được cam kết bảo hành dài hạn sau khi bàn giao công trình.
Còn rất rất nhiều giá trị lợi ích mà bạn nhận được khi chọn đúng nhà thầu xây dựng uy tín. Cân nhắc thật kỹ nhé!
5/ Xem ngày
Sau khi xem được ngày phá dỡ nhà, động thổ, cất nóc và nhập trạch, bạn chủ động thông tin đến nhà thầu của bạn để họ sắp xếp công việc cho phù hợp. Không riêng vấn đề xem ngày, mà xuyên suốt quá trình thi công, giữa bạn và nhà thầu phải có sự liên kết và hỗ trợ lẫn nhau thì giai đoạn thi công mới diễn ra chất lượng, đúng tiến độ và trọn vẹn nhất được.
6/ Trước khi xây nhà cần chuẩn bị những gì – Tìm người giám sát riêng
Trong trường hợp bạn vẫn không tin tưởng hoàn toàn nhà thầu, bạn có thể tìm cho mình một giám sát riêng. Nên tìm người có kinh nghiệm chuyên môn và ràng buộc trách nhiệm cụ thể với họ để việc giám sát thật sự hiệu quả.
7/ Thủ tục pháp lý
Nguồn ảnh: Internet
Trước khi xây nhà, bạn phải xin được giấy phép xây dựng. Có giấy tờ pháp lý rõ ràng thì quá trình thi công của bạn mới không xảy ra trường hợp tạm ngưng hay bị phạt. Tuy nhiên, một số nhà thầu sẽ thay bạn thực hiện phần thủ tục này, bạn không cần tốn thời gian lên quận với hàng tá thủ tục và các loại giấy tờ nữa.
8/ Nói chuyện với hàng xóm
Việc thi công ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hàng xóm, bạn nên nói chuyện với các hàng xóm xung quanh nhà bạn về kế hoạch xây nhà của mình. Khi đã có sự ưng thuận của họ thì nếu có xảy ra vấn đề phải khắc phục thì cũng đơn giản hơn nhiều.
Hơn thế, họ còn là những giám sát riêng đắc lực cho bạn đấy nhé! Nhà thầu làm việc như thế nào, họ sẽ “mách” lại bạn, bạn sẽ chủ động hơn trong việc quản lý.